Mòn Răng Là Gì ? Răng mòn là một quá trình mài mòn của các bề mặt răng, các răng tiếp xúc đối diện với nhau. Mòn răng là một hiện tượng gặp rất nhiều ở mọi lứa tuổi mà đặc biệt là người lớn. Nó có thể là do ăn ăn mòn bề thân răng, kẽ răng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Việc răng bị mài mòn do tiếp xúc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo của răng, rìa cắn và cũng có thể làm giảm diện tích bề mặt răng.
Mòn răng là kết quả của mài mòn các bề mặt răng đối diện nhau hoặc do tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Mài mòn do tiếp xúc có thể ảnh hưởng cấu tạo răng, rìa cắn và diện tích bề mặt răng.
Có hai loại mòn răng: mòn răng cơ học và mòn răng hóa học. Cả hai loại mòn răng này đều ảnh hưởng đến men răng, khiến chúng bị bào mòn.
1. Triệu Chứng Của Răng Mòn
Đây là một hiện tượng khá phổ biến và rất nhiều người gặp phải. Biểu hiện đầu tiên bạn có thể nhận thấy đó là cổ răng bị khuyết, lõm vào trong và nó có hình chữ V, gây nên hiện tượng răng ê buốt thậm chí là viêm tuỷ răng. Không chỉ thấy ở cổ răng mà ở những mặt nhai của răng cũng có thể bị mòn.
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như:
- Răng nhạy cảm, đổi màu, đặc điểm về hình dạng của răng bị mất.
- Các điểm tiếp xúc mặt bên thay đổi khi răng giảm chiều cao.
- Men răng hàm thì bị mỏng và phẳng.
- Ngoài ra, mòn răng còn có thể dẫn đến hiện tượng nghiêng trục.
- Bên cạnh đó, mòn răng còn gây ra hiện tượng răng ê buốt nếu thức ăn bị quá lạnh, quá nóng hoặc là chua.
2. Nguyên Nhân Gây Ra Mòn Răng
Sở dĩ, hiện tượng mòn răng bắt đầu từ vấn đề men răng bị mòn rồi đến ngà răng, sau cùng là lộ tuỷ răng bên trong. Men răng là một lớp vật chất cứng, nó có tác dụng bảo vệ những bộ phận mềm khác và nó cũng rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, nếu lớp men răng bị mòn thì việc mòn răng sớm muộn cũng sẽ diễn ra.
Vậy, nguyên nhân mòn men răng là do đâu. Dưới đây là các nguyên nhân mòn men răng phổ biến nhất. Bạn hãy nắm rõ để có thể phòng ngừa:
Việc ăn quá nhiều các thực phẩm, đồ uống hàng ngày chứa nhiều axit chính là nguyên nhân đầu tiên. Nó sẽ làm cho men răng bị bào mòn hàng ngày và rất nhanh chóng.
Chứng trào ngược dạ dày cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng mòn mặt trong của răng cửa trên.
Khi ngủ, nhiều người có thói quen nghiến răng. Hãy dừng ngay lại vì nó sẽ là mặt nhai của răng hàm bị mài mòn.
Ngoài ra, một số các thói quen xấu như: cắn móng tay, thường xuyên nhai trực tiếp các vật cứng (đá, xương, …) sẽ có nguy cơ làm vỡ hoặc rạn men răng.
Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến số lượng hoặc chất lượng men răng, khiến men răng bở và dễ mòn hơn.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách: chải răng nhiều lần trong ngày, sử dụng bàn chải lông quá cứng, chải răng quá mạnh theo chiều ngang cũng có thể gây mòn cổ răng.
3. Cách Điều Trị Răng Mòn
Hiện tượng mòn răng sẽ không có gì nguy hiểm nếu bạn phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu hiện tượng diễn ra trong thời gian lâu và nặng hơn, sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác nhau viêm tuỷ răng.
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện vết khuyết trên răng, hoặc cảm thấy răng bị ê buốt, khó chịu. Hãy đến bác sĩ nha khoa để được kiểm tra, ngăn chặn tổn thương cách cách kịp thời. Tuỳ vào từng trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau.
3.1. Trường hợp nhẹ
Nếu mòn răng sâu bị tổn thương vào bên trong, rất có thể sẽ phải trám răng sâu. Còn nếu vết mòn răng nông, không có hiện tượng nhạy cảm thì chưa cần phải điều trị. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng kem đánh răng Fluor và súc miệng bằng nước muối tại nhà.
Trong trường hợp nếu răng bạn cần phải trám răng, nha sĩ sẽ thay thế phần men răng đã bị mất bằng một loại vật liệu trám nào đó mà có màu giống với màu răng. Thông thường, có 2 loại vật liệu được sử dụng, đó là:
- Composite (miếng trám nhựa).
- GIC (Glass Ionomer Cement).
Còn đối với những răng bị sâu thì có thể sẽ phải điều trị lấy tuỷ răng thậm chí là nhổ bỏ.
Những điều trị phục hồi có thể thực hiện để cải thiện chức năng và thẩm mỹ đối với răng. Nếu nguyên nhân của sự mòn răng do thuốc đang sử dụng, bạn có thể được bác sĩ đa khoa hay bác sĩ gia đình tư vấn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho toa thuốc khác hoặc thay đổi cách dùng để giảm nguy cơ làm mòn răng.
Tuy nhiên, nha sĩ sẽ không điều trị phục hình khi mà nguyên nhân mòn răng vẫn còn tồn tại, chỉ có thể giúp hạn chế sự mòn răng. Ví dụ như nha sĩ sẽ trám một lớp nhựa Composite lên các răng, vai trò như một rào chắn ngăn chặn sự tiếp xúc giữa axit và răng.
3.2. Trường hợp nặng
Trường hợp răng bị mòn quá nhiều, trám răng thông thường không có hiệu quả thì nha sĩ sẽ thực hiện phương án bọc răng sứ thẩm mỹ để bảo vệ phần răng thật bên trong.
Các bạn có thể yên tâm là thời gian điều trị bọc răng sứ cực kỳ ngắn chỉ trong vòng 2-3 ngày. Răng sứ mới được chế tạo bên ngoài dựa trên hình dạng khuôn răng sẵn có của bạn, màu sắc răng chọn theo yêu cầu nếu như bạn không biết màu sắc nào lên đẹp thì nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn màu sắc phù hợp nhất.
4. Cách Phòng Ngừa Mòn Răng
Bạn nên phòng ngừa hiện tượng răng mòn. Điều này tránh phải điều trị và gây cản trở cho các hoạt động liên quan đến răng miệng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn phòng tránh mòn răng. Chỉ với những việc đơn giản như thế, bạn đã hạn chế được nguy cơ này triệt để rồi.
4.1. Chăm sóc răng miệng
Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Nên là sau khi ngủ dậy buổi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối. Ngoài ra, nên sử dụng kem đánh răng chứa flour.
Bàn chải đánh răng thì nên là lông mềm và có kích thước phù hợp với răng, miệng bạn. Chải răng đúng cách, không quá mạnh để ảnh hưởng đến men răng.
Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hay tăm xỉa răng đúng cách. Tốt nhất là hãy sử dụng chỉ nha khoa thay cho việc xỉa răng.
Trì hoãn việc đánh răng ít nhất 30 phút sau khi tiếp xúc với acid để nước bọt giúp làm trung hòa men răng.
Sau khi tiếp xúc với các thức căn hoặc loại nước uống có chất axit. Bạn hãy súc miệng, có thể súc miệng bằng nước hoặc là sữa.
4.2. Chế độ ăn uống
Sau khi tiếp xúc với các thức căn hoặc loại nước uống có chất axit. Bạn hãy súc miệng, có thể súc miệng bằng nước hoặc là sữa.
Uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là giữa các bữa ăn. Điều đó vừa tốt cho sức khoẻ của bạn vừa giúp bạn loại bỏ hết được các mảnh vụn thức ăn nhỏ còn sót lại trong khoang miệng và dính trên răng.
Tránh hoặc giảm thiểu việc ăn uống có chứa axit. Hạn chế thức uống có chứa axit trong bữa ăn, kể cả rượu, bia.
Nên uống sữa không đường và không hương vị thay cho các thức uống có chứa đường.
Uống những thức uống có chứa acid bằng ống hút. Đặt ống hút vào sau các răng trước, khoảng giữa lưỡi.
Nha sĩ có thể cho bạn toa thuốc bao gồm các sản phẩm có chứa fluor, ví dụ: kem fluor, bạn có thể bôi lên răng.
Nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt.
Uống vitamin C với nước thay vì nhai chúng.
5. Tăm Nước Mina Giải Pháp Chăm Sóc Răng Miệng Hiệu Quả
Máy tăm nước Mina hiện đang là sản phẩm chăm sóc răng miệng cá nhân mang tính cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Chúng tôi thiết kế và phối màu sắc của thiết bị theo thị hiếu chung của người tiêu dùng Việt Nam.
Đó là chất lượng tốt, bền và rẻ. Hiệp hội nha khoa Việt Nam đã bình chọn cho máy tăm nước Mina là sản phẩm chăm sóc răng miệng tốt nhất năm 2022. Đồng thời, máy tăm nước còn là một chuyên gia trong việc chăm sóc các vấn đề về răng miệng như viêm lợi, cao vôi răng, niềng răng thẩm mỹ, bọc răng sứ, răng cấy ghép implant…
Có thể nói đây là dụng cụ chăm sóc răng miệng được nhiều người yêu thích vì hạn chế gây hại cho răng và nướu. Đồng thời, súc miệng làm mát khoang miệng, massage nhẹ nhàng và mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
Địa Chỉ Bán Máy Tăm Nước Mina Chính Hãng:
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Sáng Tạo Mina
Chi Nhánh Hà Nội
Cơ Sở 1: Tòa T2 Times City, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ Sở 2: Tòa S2.17, KĐT Ocean Park, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội.
Cơ Sở 3: Số 16 Liền Kề 10, Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
GPKD: 02D8004717, Cấp Ngày: 17/05/2017
Hotline: 090.536.0000 – 0936.026.677
Email: Thietbimina@gmail.com
Chi Nhánh Hồ Chí Minh
VPGD: Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Showroom: Số 29/15B Nguyễn Văn Quá, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0934.097.746
Email: Nguyenha2403@gmail.com
Website: www.tamnuocmina.com
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Tăm Nước Mina: Máy Tăm Nước Xiaomi Soocas, Máy Tăm Nước Mina M1, Tăm Nước Mina X4, Tăm Nước Mina X1, Tăm Nước Mina X0, Tăm Nước Mina S1.